Đặc điểm chung Âm_nhạc_thời_kỳ_Phục_Hưng

Một trong những đặc điểm dễ nhận thấy nhất của nghệ thuật âm nhạc châu Âu thời Phục Hưng là sự gia tăng mức độ sử dụng quãng ba (ở thời Trung cổ, các quãng ba bị coi là quãng nghịch). Nhạc phức điệu ngày càng trở nên trau chuốt hơn trong suốt thế kỷ 14, với các giọng mang tính độc lập cao: đầu thế kỷ 15 cho thấy sự đơn giản hoá, với các giọng thường thiên về tính uyển chuyển. Điều này có thể thực hiện được nhờ vào sự gia tăng đáng kể về âm vực trong âm nhạc – so với thời kỳ Trung Cổ, biên độ âm vực hẹp tạo ra sự tương phản lớn khi chuyển đoạn.

Các đặc tính về âm vực (trái với âm điệu) của âm nhạc thời kỳ Phục Hưng bắt đầu bị phá vỡ dần vào giai đoạn cuối bởi việc gia tăng sử dụng các quãng năm, cái sau này đã phát triển thành một trong những đặc tính về âm điệu.

Những đặc điểm cơ bản của Âm nhạc Phục Hưng là:[1]

  • Âm nhạc dựa trên các điệu
  • Kết cấu phong phú hơn từ bốn phần trở lên.
  • Kết cấu âm nhạc thiên về hoà quyện hơn là tương phản
  • Hoà âm được chú trọng hơn với các dòng và chuỗi hợp âm

Nhạc phức điệu là một trong những thay đổi tiêu biểu cho âm nhạc thời kỳ Phục Hưng.[2] Nó có vai trò thúc đẩy việc sử dụng các dàn hợp tấu lớn ơn và đòi hỏi một dàn nhạc cụ có khả năng hoà quện lẫn nhau trong toàn bộ biên độ âm vực.[2]